Từ xa xưa, khổ sâm đã được biết đến như một vị thuốc quý trong y học dân gian, giúp điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý như kiết lỵ, giun sán và tiêu hóa kém. Bài viết này sẽ giới thiệu một số bài thuốc sử dụng khổ sâm để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết.
Tìm hiểu chung về khổ sâm
Tên khác: Dã hoè, Khổ cốt, Khổ sâm bắc.
Tên khoa học:
Rễ khổ sâm: Radix Sophorae – là rễ phơi hay sấy khô của cây khổ sâm cho rễ, có tên khoa học là Sophora /ỉavescens Ait – Sophora angustifolia Sieb et Zucc.
Bộ phận dùng: Rễ
Tính vị – quy kinh
Vị rất đắng, tính hàn. Vào 3 kinh tâm, tỳ và thận.
Tác dụng:
- Chữa kiết lỵ, giun sán tiêu hoá kém, bí đại tiện, xuất huyết ở ruột.
- Sách “Bản thảo thông nguyên” ghi: Khổ sâm chữa khỏi chứng phong nhiệt liễm vào ruột mà đại tiện ra máu, đi lỵ ra máu và sát trùng.
- Sách Mậu, Hy Ung ghi: Dạ dày nhiều thấp nhiệt thì mồm nhạt không muốn ăn, dù có ăn cũng không sinh được cơ nhục. Khổ sấm tan được thấp nhiệt ở dạ dày làm cho vị khí hoà bình nên muốn ăn.
- Sách của Từ Hồi Khê đời Thanh ghi: Khổ sâm có chất đắng vào tâm, hàn trừ hoả là một vị thuốc chuyên chữa tâm hoả cũng giống như Hoàng liên duy.
- T6-TBTD: Hoàng liên khí vị thanh, trừ hoả ở tâm tạng nhiều hơn. Khổ sâm khí vị đắng, trừ hoả ở tâm phủ, tiểu tràng nhiều hơn.
Kiêng kỵ
Tỳ vị hư mà không thấp, can thận hư mà không nhiệt không nên dùng.
Liều dùng
Sắc uống hoặc tán bột. Ngày dùng 4-8g.
Bài thuốc chữa bệnh có khổ sâm
Bài 1: Chữa trẻ em trong bụng có giun, bụng ỏng, gầy còm dùng Khổ sâm, Mẫu lệ phấn, Thanh đại, Bạch truật cho uống.
Bài 2: Chữa chứng lòi dom dùng Khổ sâm, Ngũ bội tử, Trần bích thố; 3 vị bằng nhau nấu nước rửa rồi tán Ngũ bội bôi vào.
Bài 3: Chữa chứng tràng nhạc dùng Khổ sâm 120g, sắc với Ngưu tất, viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 20 viên với nước nóng.
Khổ sâm là một vị thuốc quý với nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách và liều lượng để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nguồn: Sách Những vị thuốc quanh ta – NXB Hà Nội
Bình Luận