Các nhân tố ảnh hưởng đến đường huyết của bạn 

24 View

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường đều hiểu rằng việc kiểm soát lượng đường trong máu là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để đạt được điều này, cần có sự hiểu biết rõ ràng về các nhân tố ảnh hưởng đến đường huyết của bạn. 

Nhân tố ảnh hưởng đường huyết

Ăn chất bột và thực phẩm ngọt 

Đây là nhân tố trực tiếp và dễ nhận thấy nhất. Ngay khi ta bắt đầu ăn các loại thực phẩm chứa chất bột hoặc đường – trừ các loại chất xơ mà cơ thể không tiêu hóa, đường huyết sẽ tăng lên. Với người bình thường, chừng hai tiếng sau khi ăn, đường huyết phải trở về mức bình thường. Với những người bị tiểu đường, do tụy không sản xuất đủ insulin, hoặc tế bào bị “trơ”, hấp thụ chất bột đường chậm, nên đường huyết sẽ ở mức cao kéo dài, hoặc liên tục. 

Có một điều mà bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý: Cơ thể mỗi người có thể phản ứng rất khác nhau với cùng một loại thực phẩm, đặc biệt là những loại chất chứa bột và đường. Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, ngay cả những cặp song sinh giống hệt nhau cũng có thể có những phản ứng khác nhau đối với cùng một loại thực phẩm. Do sự khác biệt đó nên lời khuyên về một chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn sẽ không phù hợp cho tất cả mọi người. Vì vậy, chế độ ăn cần thiết kế để phù hợp với bản thân từng người, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường. Chế độ ăn này phụ thuộc vào hệ vi sinh đường ruột, lối sống của từng người. Cùng một loại đồ ăn, nhưng cơ thể từng người sẽ có phản ứng riêng không giống bất cứ ai khác. Với người này, ăn chuối có thể đẩy đường huyết lên cao hơn là ăn bánh ngọt, nhưng với người khác thì có thể ngược lại. Có người khi ăn táo đường huyết sẽ bị đẩy lên cao, trong khi ăn chuối thì không bị. 

Hormone “căng thẳng” 

Nhiều người trong chúng ta không biết rằng một số loại hormone cũng là nguyên nhân làm đường huyết tăng cao. Danh sách các hormone ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết gồm: glucagon, epinephrine, cortisol và hormone tăng trưởng. Những hormone này còn được gọi là “hormone căng thẳng”, cùng với glucagon có tác dụng làm cho lượng đường trong máu tăng lên.

Vì vậy, số đông người bị tiểu đường có chỉ số đường huyết cao “ngất ngưởng” khi vừa ngủ dậy buổi sáng, dù chưa ăn gì. Lý do là trước khi dậy quãng 2 – 3 tiếng, cơ thể tự sản xuất một số hormone nêu trên để chuẩn bị cho hoạt động của một ngày mới. Chính các loại hormone đó là thủ phạm làm tăng đường huyết lúc ngủ dậy buổi sáng. 

Hiện tượng kích ứng triệu chứng “nghiện đường bột” 

Những loại đồ ăn có vị ngọt nhưng không chứa carb – vốn được coi là an toàn với người tiểu đường, thực ra có hại không kém gì đường. Chỉ riêng việc nếm đầu lưỡi vào vị ngọt đã làm đường huyết dâng lên cao, bất kể loại đồ đó có chứa carb hay không. 

Bằng cách hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến đường huyết, từ đó áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp, bệnh nhân tiểu đường và tiền tiểu đường có thể nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống được cải thiện.

Nguồn: Sách Chế độ ăn giảm cân và kiểm soát lượng đường – NXB Thế giới 

Liên Hệ Tư Vấn Sức Khoẻ Miễn Phí

Vui lòng để lại thông tin và vấn đề cần tư vấn chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn ! Hotline tư vấn : 0976.501.805




     

    Bình Luận

    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Comments
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận