Khí huyết là gì? Đại thiên trường bệnh là gì? Tại sao lại nói bệnh di truyền từ đời này sang đời khác? Nói di truyền đúng mà sai, sai mà đúng. Đúng là thực sự có sự di truyền ở đây nhưng không phải di truyền về gen hay nhiễm sắc thể hay qua một chủng bên ngoài nào đó như vi khuẩn virus mà là di truyền khí huyết – di truyền sự sống.
Có bạn nói nhà em từ ông và cho đến con cái ai cũng bị nhiệt miệng. Bệnh di truyền thì phải. Hoặc cả nhà em mắt cận, bệnh di truyền rồi. Cả nhà e bị lạnh chân, di truyền rồi…
Chúng ta cũng thấy họ nói bố mẹ bị tim thì con cũng bị tim bẩm sinh. Về khoa học thì không biết có cái gen nào qui định tim bị bệnh không? Hay có con virus nào như HIV mang mầm bệnh không? Có ai làm trong ngành thì xin cho ý kiến. Thực sự chúng ta không tìm ra dấu vết nào của bệnh nhưng nó vẫn được di truyền. Đó là sự di truyền vô hình đang chi phối loài người. Có một điều ai cũng dễ nhận ra là loài người đang yếu đi, bệnh hoạn hơn. Đó chính là vì điều này.
Người ta nói “cha già con cọc”. Có ai không biết và không hiểu câu này không? Tất nhiên cha mẹ đã già yếu thì sao con khoẻ. Dù cha mẹ chẳng có bệnh gì về gen hay ADN, chỉ mỗi bệnh già, bệnh yếu. Sinh khí của cha mẹ, tinh huyết của cha mẹ yếu thì làm sao con khoẻ. Một hạt giống còi kẹ thì sao cho cây to khỏe.
Ngày nay, cha chưa già mà con cũng cọc. Vì sao?
Khí huyết là gì? Tại sao lại nói di truyền khí huyết?
Khí huyết – cái từ mà đã quá quen với người phương đông nhưng ít ai ý thức được vai trò và tầm quan trọng của nó. Cũng không ai thấy nó biểu hiện như nào.
Khí huyết chính là nhựa sống. Giống như một cái cây mà hết nhựa, nhựa hư thì cây cũng khô mà chết.
Chia ra khí & huyết giống như nhìn nhận một thứ ở 2 khía cạnh âm & dương, vật chất & năng lượng. Nhưng không có nghĩa là 2 thứ hay có thể chia tách rời ra khí và huyết. Vật chất chính là năng lượng và năng lượng tồn tại trong vật chất, vật chất thể hiện năng lượng mà năng lượng cũng biểu thị vật chất. Thế nên khí huyết luôn đi cùng nhau và không thể tách rời
Huyết để ám chỉ phần vật chất – phần hình – của nhựa sống trong con người – khí huyết. Huyết có thể tạm hiểu là máu theo Tây y nhưng từ máu thì không đầy đủ nghĩa như huyết. Máu thì chỉ cho bạn một hình dung là chất lỏng màu đỏ được cấu tạo bởi các dịch và các thành phần như sắt, hồng cầu, bạch cầu… nhưng nó không thể hiện sức khỏe hay chất lượng của máu. Dù rằng máu có chỉ số về các chất như sắt, hồng cầu, bạch cầu… bình thường thì không có nghĩa huyết của người đó không hư. Trong Tây y không có khái niệm huyết hư. Huyết hư không phải thiếu máu, thiếu sắt, thiếu hồng cầu hay máu hỏng thối. Huyết hư có nghĩa là sức khỏe, chất lượng máu không đủ tốt. Khi huyết hư thì rồi các chỉ số của máu như sắt, hồng cầu, huyết áp … ắt sẽ bất thường. Huyết tương đối hữu hình nên dễ hình dung.
Vai trò của huyết chính là nguồn dinh dưỡng, kháng sinh để nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể.
Khí là năng lượng hay khí lực trong máu, sức sống của máu – phần khí của nhựa sống. Cái này thực sự là vô hình. Tây y không có cái j để tiếp cận được khí mà chỉ có thể tiếp cận được máu. Khí giúp đẩy huyết đến các lục phủ ngũ tạng rồi đi khắp cơ thể qua hệ thống kinh mạch. Khí hư có nghĩa là máu sẽ không đủ sức chảy bình thường đến để nuôi lục phủ ngũ tạng.
Khí hư hoặc huyết hư rồi cuối cùng thì cả khí và huyết đều hư. Khí hoặc huyết hư thì có nghĩa lục phủ ngũ tạng – nơi sản sinh, tái tạo và vận hành khí huyết không được nuôi dưỡng & bảo vệ đầy đủ dẫn đến khí huyết lại tiếp tục hư hao và các lục phủ ngũ tạng lại thêm yếu. Từ đó biểu hiện ra các bệnh.
Khí huyết hư thì sao? Gây ra những hậu quả gì?
Một cái cây mà nhựa bên trong hư thì sao. Bên ngoài thì muội, sâu bệnh tấn công. Bên trong thì yểu không ra hoa kết trái được hoặc kém. Vì khí huyết là nguồn dinh dưỡng nuôi & bảo vệ cơ thể. Khí huyết mà không đủ không tốt thì cơ thể yếu và bị bệnh. Bệnh do vi khuẩn virus bên ngoài tấn công mà lẽ ra khí huyết đầy đủ thì sẽ bảo về được. Bệnh do tắc nghẽn ứ độc ung kết bên trong mà lẽ ra khí huyết đầy đủ thì sẽ làm thông làm sạch được. Khi khí huyết đã hư thì bệnh không biểu hiện chỗ này thì biểu hiện chỗ khác. Giống như một cái săm xe đã yếu mong manh thì không bục chỗ này thì bục chỗ khác. Bục chỗ nào là bệnh biểu hiện chỗ đó. Người không ý thức được về khí huyết thì chỉ biết bục đâu vá đó và lại bục chỗ khác cho đến lúc không thể vá nổi mà không lo làm cho cái săm khỏe & dày lại.
Đại thiên trường bệnh là gì?
Bách bệnh từ khí huyết mà sinh cũng từ khí huyết mà khỏi. Thiếu máu não, tiền đình, huyết áp thấp, huyết áp cao, gout, mỡ máu, tiểu đường, gan thận, ung thư … đều bắt nguồn từ việc khí huyết hư.
Có một bài viết của lương y Phạm Anh Duy về bệnh THIẾU MÁU NÃO – HUYẾT ÁP THẤP – RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH chia ra các chứng (biểu hiện) của khí hư và huyết hư thực ra là không đúng và không đầy đủ. Dường như không thể phân chia như vậy vì khí và huyết là một. Và dù có liệt kê gần ấy chứng bệnh thì cũng không thể đủ mà có thể nói bất kỳ một vấn đề gì về sức khỏe đều là do khí huyết. Khí huyết chính là gốc của sức khỏe.
- ĐẠI BỆNH là bệnh lớn như gan thận ung thư … cho đến các bệnh nhỏ vặt vãnh như viêm họng sổ mũi cúm đều do khí huyết hư.
- TRƯỜNG BỆNH là bệnh kinh niên, lâu năm, chung sống cả đời (theo tây y) như huyết áp, tiểu đường, viêm gan cho đến các bệnh thoáng qua như hoa mắt, đau đầu, hắt hơi xổ mũi… cũng đều từ khí huyết hư.
- THIÊN BỆNH là một bệnh hay nhiều bệnh thì cũng chỉ từ một thứ là khí huyết hư mà sinh ra, giống như cái săm bục nhiều chỗ là do săm đã quá mỏng yếu.
Có một ý nghĩa nữa mà mọi người hoàn toàn không có ý thức về nó đó là khí huyết có tính di truyền. Một khí huyết hư yếu thì chỉ có một khí huyết hư yếu được sinh ra. Thế nên, ông bà yếu 1 thì bố mẹ yếu 3, con cái yếu 5 – 7. Bệnh của ông bà ở mức độ nặng 1 thì bố mẹ nặng 3-4, đến đời con cháu sẽ nặng 5-7 hoặc hơn. Thế nên, ông bà có bệnh thì bệnh của ông bà nhẹ hơn, dễ chữa hơn, đến đời bố mẹ thì nặng hơn và khó chữa hơn gấp nhiều lần, đến đời con cháu dường như không thể chữa, không thể khắc phục. Nếu ông bà bị thận hư yếu thì bố mẹ sẽ còi cọc, đến đời con cháu sẽ xuất hiện những bệnh bẩm sinh và vô cùng kỳ dị mà không thể nào khắc phục. Sự di truyền khí huyết vô cùng thiên biến vạn hóa, ông bà bị thận hư thì con cháu có thể là tim, có thể là não, có thể là phổi, có thể là mắt… Người ta có thể vá cái tim, vá cái não, vá cái mắt nhưng về bản chất vẫn là một cái săm mong manh và chỉ chờ để sẽ bục ở một chỗ khác.
Về điểm này, các cặp vợ chồng trẻ cần lưu ý đừng vội vàng sinh con và cũng đừng sinh con tùy hứng (không có sự chuẩn bị). Hãy vội vàng làm cho khí huyết của cả 2 vợ chồng được tốt rồi hãy sinh con vì nếu không đứa con bạn sinh ra đã yếu ớt và mang ngay bệnh từ khi lọt lòng. Và bạn khổ 1 thì con bạn về sau khổ 10. Hãy đọc bài NGƯỜI MẸ BIẾT THƯƠNG CON => TẠI ĐÂY
Bá vương tà đạo trong chữa bệnh
Có rất nhiều cách chữa bệnh khác nhau. Về tây y thì thường là chữa triệu chứng, hiện tượng hay chữa bên ngoài, ngọn. Đương nhiên đây không phải là cách chữa gốc vì họ không biết khí huyết là gì. Nhưng ngay cả đông y bây giờ người ta cũng đang chữa ngọn, chữa hiện tượng. Bất kể một cách ăn uống, chữa bệnh nào mà không dựa trên sự hiểu biết về khí huyết thì đều không phải chữa gốc. Có nhiều cách chữa bệnh nhưng có thể xếp vào 3 dạng là vương đạo, bá đạo, tả (tà) đạo.
Tả (tà) đạo là cách công phạt, tiêu diệt nhưng kèm theo đó cũng bài luôn chính khí làm khí huyết suy và người yếu đi. Điển hình là việc xạ trị, truyền hóa chất, xúc rửa ruột, sử dụng các thức mang tính tả, độc.
Bá đạo là vừa dùng cách tiêu diệt vừa công phạt nhưng vẫn bồi bồi được khí huyết, không làm người yếu đi.
Vương đạo là cách chữa vừa khỏi được bệnh mà vừa bồi bổ khí huyết, không làm hại chính khí hoặc thậm chí là bồi bồ chính khí. Cách này mới thực sự là cách lâu bền và tận gốc. Vì dù rằng bạn bị dạ dày mà chữa khỏi dạ dày không đau thì rồi nó sẽ đau lại nếu khí huyết bạn vẫn hư. Khí huyết vẫn hư thì có nghĩa là hoặc là dạ dày, hoặc là thận, hoặc là phổi … rồi sẽ yếu và bị bệnh. Đây chỉ là cách chữa tạm thời.
Tùy theo tình huống, tùy theo giai đoạn, tùy theo điều kiện và quan trọng tùy theo tay nghề mà họ đang dùng cách nào.
Cần phải làm gì khi hiểu rõ về khí huyết là gì, đại thiên trường bệnh là gì?
Những điều này chưa phải chi tiết nhưng có thể giúp bạn có hướng đi đúng đắn hơn.
Trước hết cần ý thức được những thứ gì làm tổn hao chính khí và làm cách nào để giúp chính khí mạnh hơn.
Cần tập thể dục, vận động để lưu thông khí huyết, tạo lửa trong người để tiêu hoá thức ăn. Người mà lười thì không hy vọng khỏe. Ăn uống tẩm bổ dường như không bù lại được việc lười tập. Xin kể một câu chuyện với các bạn rằng có một bạn nữ bị suy giãn tĩnh mạch, tai gần điếc, mắt cận nặng, kèm theo các chứng như nhói tim, xoang mũi, tề bì tay chân, chân bị ngứa nhiều năm không rõ nguyên nhân. Đây là là biểu hiện của khí huyết hư nặng. Vậy mà bạn chỉ có sáng tắm nắng và chạy bộ, ăn uống bình thường mà sau 3 tháng sức khỏe thay đổi hoàn toàn, hết suy giãn tĩnh mạch, hết ngứa, hết cả xoang.
Cần phân biệt được các loại thức ăn mà mình ăn vào. Ít ra bạn cũng phải biết cái mà bạn ăn vào tác động đến bạn như thế nào. Thức ăn nào, nấu ra sao thì tốt. Bây giờ người ta ăn uống theo “truyền thông” mà chả biết cái mình ăn vào tác động như thế nào. Truyền thông ở đây không chỉ có nạn quảng cáo có mục đích mà ngay cả nạn kháo nhau, chia sẻ thông tin tràn lan trên mạng xã hội.
Biết các nguyên nhân làm tổn hao khí huyết, khí huyết là gì và phòng tránh như tác hại của cảm mạo phong hàn, ngủ muộn.
Bình Luận